当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Kashima Antlers, 13h00 ngày 12/4: Lịch sử gọi tên 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Borneo Samarinda vs Persib Bandung, 19h00 ngày 11/4: Tiếp tục dẫn đầu
Sai lầm khi vò rau trước khi nấu canh gây mất chất dinh dưỡng
'Người phụ nữ này còn trẻ tuổi, có 1 đứa trai. Gia đình chồng khá giả, có ki ốt bán đồ khô ở chợ Đồng Xuân.
Đáng nói, khi chị Hân tha thiết muốn ly hôn, người chồng không một lần xuất hiện. Nhưng mẹ chồng và gia đình chồng thì ra sức ngăn cản', ông Liên nói.
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và lý do người phụ nữ trẻ muốn ly hôn, ông Liên mới vỡ lẽ.
Hóa ra, đó là một cuộc hôn nhân khá đặc biệt. Hân vốn là cô gái vùng dân tộc thiểu số. Năm 18 tuổi, Hân được mai mối và kết hôn với chàng trai Hà Nội.
Nói là mai mối nhưng Hân chỉ được nhìn thấy chàng trai qua ảnh.
Ngày cưới, chàng trai này xuất hiện trong bộ vest thời trang. Khuôn mặt anh rạng ngời, tuấn tú khiến ai ở bản làng Hân nhìn thấy cũng trầm trồ.
Hân cũng lâng lâng trong niềm hạnh phúc suốt quãng đường về nhà chồng. Ai ngờ, sau khi bước chân vào phòng tân hôn, Hân mới hốt hoảng. Hóa ra, người đàn ông có gương mặt đẹp đẽ, sáng ngời ấy là em trai của chú rể. Chú rể bị liệt toàn thân nên chỉ có thể nằm trên chiếc giường cưới đợi cô dâu của mình được đón về.
Khoảnh khắc nhìn thấy người đàn ông bại liệt, Hân nói, cô định bỏ chạy. Thế nhưng người cô ruột đã nắm lấy tay Hân và nói thầm vào tai cô. Hân đứng như trời trồng. Hai hàng nước mắt cứ thế chảy tràn.
Từ đó Hân trở thành vợ của người đàn ông bại liệt. Hàng ngày cô phụ mẹ chồng bán hàng. Đến bữa cơm, Hân về nhà nấu nướng, chăm sóc cho chồng.
4 năm sau ngày cưới, Hân ngoại tình. Người tình của Hân là ông chủ cửa hàng hoa quả ở đầu phố. Hai người qua lại được chừng nửa năm thì bố mẹ và gia đình chồng biết chuyện. Cả nhà nhiều lần mắng chửi, định đuổi Hân ra khỏi nhà.
Hân cũng muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc để đến với người tình. Thế nhưng khi biết ý định của Hân, ông chủ cửa hàng hoa quả có ý 'chạy làng'.
Đúng lúc này, Hân phát hiện mang thai. Vì vậy, cô đành nói với cả nhà chồng, cái thai là của chồng mình.
Bố mẹ chồng Hân cảm thấy khó tin nhưng vẫn mừng vui. Họ quyết định bỏ qua lỗi lầm của con dâu rồi ra sức quan tâm, chiều chuộng Hân.
Hân cảm động. Nhưng vì trong lòng có điều lo lắng nên khi mẹ chồng làm xong thủ tục nhập khẩu cho cô về Hà Nội (thời điểm đó, hộ khẩu Hà Nội là mơ ước của rất nhiều người), Hân quyết định gửi đơn ly hôn.
Cả gia đình bất ngờ về quyết định của Hân. Mẹ chồng can Hân không được còn tìm gặp cả thẩm phán đề nhờ tư vấn và mong quý tòa khuyên giải Hân.
Ông Liên cũng đã truyền tải đến Hân những lời gan ruột của người mẹ chồng. Thế nhưng, sau khi kể cho vị thẩm phán toàn bộ sự việc, Hân khăng khăng giữ quan điểm.
‘Xét thấy, cuộc hôn nhân không đem lại hạnh phúc cho người phụ nữ. Hân cũng thừa nhận đứa trẻ không phải con của chồng. Gia đình chồng sau đó đã đi xét nghiệm ADN và nhận ra sự thật. Vì vậy, tôi đồng ý xét xử ly hôn theo quy định.
Tôi cũng khuyên người mẹ chồng nên cho nàng dâu chút tài sản. Dù sao, cô ấy cũng đã có công lớn trong việc chăm sóc người chồng bại liệt và hỗ trợ việc kinh doanh cho gia đình chồng mấy năm qua', ông Liên nói.
Cuối cùng, mẹ chồng Hân cũng đồng ý.
‘Phiên tòa diễn ra không có mặt người chồng, nhưng rất đông người trong gia đình chồng đến. Họ không cãi vã, cũng không kể tội nhau. Tuy nhiên, không khí lại vô cùng nặng nề. Hầu hết những người trong phiên tòa đều khóc. Những giọt nước mắt cứ sụt sùi…
Nhưng bất ngờ hơn là khi kết luận ly hôn được tuyên bố, tôi thấy người mẹ chồng tiến gần đến chỗ nàng dâu đã cũ vỗ vai và nói điều gì đó’, ông Liên nhớ lại.
Nghe nói, người mẹ chồng đã tặng cho hai mẹ con một món tiền giá trị. Đồng thời, sau khi hai mẹ con Hân rời đi, gia đình này vẫn thường xuyên gửi quà cho đứa bé. Vì vậy, hai mẹ con Hân thỉnh thoảng vẫn đi lại nhà chồng cũ.
‘Mối quan hệ của họ còn tốt đẹp hơn cả khi sống cùng nhau', ông Liên cho biết.
Theo ông, đây là một cái kết ngoài mong đợi. Vì trong sự nghiệp thẩm phán của mình, ông thấy phần lớn các cuộc đổ vỡ đều khiến cho hai bên khó nhìn lại nhau.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Cuộc hôn nhân rạn vỡ, Loan trở thành một người phụ nữ tính toán và thù hận. Trước tòa, cô liệt kê cả chiếc bình đựng nước, ti vi hỏng và 2 chiếc cờ lê, mỏ lết đã cũ để phân định tài sản với chồng…
" alt="Phiên tòa ly hôn đẫm nước mắt của con trai bà chủ chợ Đồng Xuân"/>Phiên tòa ly hôn đẫm nước mắt của con trai bà chủ chợ Đồng Xuân
‘Mình nghĩ rằng không thể chỉ có một mình mình được, nhưng họ đang ở đâu đó. Ngày ấy, điện thoại, mạng xã hội chưa phổ biến như bây giờ nên rất khó để tìm kiếm cộng đồng của mình. Mình muốn tìm những người cùng chung cảnh ngộ chỉ vì có nhu cầu chia sẻ và muốn xem họ sống chung với căn bệnh này như thế nào’.
Rồi một ngày, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện gọi cho chị và nói rằng Uỷ ban Y tế Hà Lan-Việt Nam - nơi khai sinh ra Hoa hướng dương Việt Nam, đang tìm kiếm những người như chị.
Sau nhiều năm gắn bó với mạng lưới và được nâng cao năng lực tổ chức, chị được giao nắm giữ vị trí Trưởng ban điều phối mạng lưới Hoa hướng dương Việt Nam từ năm 2014.
Công việc của chị là hằng năm lên kế hoạch, xin tài trợ cho các chương trình, dự án hỗ trợ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho đối tượng phụ nữ, trẻ em nhiễm HIV.
Chị cũng là người phải đi thực tế tới các khu vực vùng sâu, vùng xa để khảo sát, tìm hiểu hoàn cảnh của từng đối tượng được hỗ trợ. Chị chia sẻ, tháng nào chị cũng phải lên Hà Nội họp ban điều hành, mỗi năm lại có 2 đợt đi khảo sát khá vất vả.
Nhiệm vụ thường xuyên hơn của mạng lưới là giúp hàng nghìn thành viên hiểu đúng về căn bệnh, lộ trình điều trị, các chính sách dành cho người nhiễm HIV, phương pháp phòng ngừa cho người thân hay khi có nhu cầu sinh con thì phải làm gì để đứa trẻ không lây nhiễm…
‘Mình hay nói với các thành viên ban điều hành rằng cuộc sống của mình phải tốt thì mới mong vận động được mọi người. Mình phải tự tin, chủ động, phải sống tích cực thì mọi người mới nhìn nhận mình khác đi’, chị chia sẻ.
![]() |
Công việc khiến chị Liên phải có những chuyến công tác xa nhà liên tục. |
Chị cho biết, trong số 2.000 thành viên của Hoa hướng dương ở 7 tỉnh thành, có đến 80-90% đã công khai bệnh của mình. Chỉ có một số ít giới công chức hoặc những người kinh doanh mặt hàng nhạy cảm thì chưa sẵn sàng công khai.
‘Một trong những khó khăn trong quá trình vận động, tư vấn cho các thành viên là có tới 60% là hộ nghèo, làm nông, trình độ nhận thức không cao. Phần lớn phụ nữ trong nhóm bị lây nhiễm từ chồng. Nhiều người ở vùng cao thậm chí còn không biết chữ. Khi chúng tôi đến, phải lấy son cho họ điểm chỉ vào hồ sơ. Nhiều người không hiểu hết tiếng Kinh, lại phải có phiên dịch trợ giúp’.
Chị nói, nếu như xã hội ngày càng cởi mở với căn bệnh HIV thì nguồn ngân sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV ngày càng ít. Trước đây có những nguồn tài chính chuyên biệt dành cho HIV, nhưng bây giờ đều bị lồng ghép vào các dự án khác.
Một trong những khó khăn nữa lại là ở chính những người bệnh. ‘Nhiều người có tư tưởng bệnh HIV bây giờ không chết ngay được nên sống và điều trị khá bừa bãi, không tuân thủ đúng quy định. Cộng đồng cũng không còn kỳ thị nhiều nên họ khá thoải mái trong các mối quan hệ.
Họ lập gia đình, sinh con nhiều hơn vì bây giờ đã có thuốc phòng tránh lây bệnh sang con. Nhưng nó vẫn rất nguy hiểm nếu không có đủ kiến thức và sự thận trọng. Ví dụ như nhiều phụ nữ có bầu mà không hề biết, nên vẫn có những trường hợp đáng tiếc xảy ra’.
Gần chục năm gắn bó với Hoa hướng dương, nhiều trường hợp khiến chị không khỏi đau lòng, chung quy cũng chỉ vì sự thiếu hiểu biết dẫn đến nghèo đói và bất hạnh cho những đứa trẻ.
![]() |
Chị Liên trong chuyến công tác tại vùng cao. |
Chị kể: ‘Có gia đình có 4 người thì 3 người nhiễm HIV. Gia đình đủ tiêu chí để nhận hỗ trợ sửa nhà, nhưng quả thực chúng tôi không biết phải sửa gì vì mọi thứ đều hỏng, nhà đổ đến nơi rồi. Tiền làm lại cả ngôi nhà thì chúng tôi không đủ, vì còn rất nhiều trường hợp khác’.
Có gia đình chỉ còn 2 mẹ con, bố đã mất vì nghiện ma tuý. Mẹ nhiễm HIV, suốt ngày chỉ ở nhà để trông thóc cho con có cái ăn. Vì chỉ cần ra khỏi nhà đi làm là các con nghiện vào nhà ‘khoắng’ hết. Đứa bé chỉ mơ ước mẹ mua cho miếng thịt mỡ, rán ra lấy mỡ để ăn với cơm'.
Chị nói, có đi nhiều mới biết cuộc sống của mình vẫn còn tốt hơn rất nhiều người. Vì thế, chị càng mong muốn được chia sẻ, hỗ trợ những người cùng cảnh ngộ vẫn đang gặp khó khăn.
Hiện tại, chị hài lòng với cuộc sống bận rộn của mình. Ngoài làm công tác xã hội, chị kiếm sống bằng công việc bán hàng ở chợ huyện, nuôi trang trại gà ở nhà và tích cực tham gia các phong trào tập thể ở địa phương.
Chị bảo, so với cách đây 5 năm, người nhiễm HIV đã sống tốt hơn rất nhiều. Họ đã biết vươn lên, thay vì ủ rũ, trốn tránh hay tìm đến cái chết. Họ biết tìm đến các nhóm cộng đồng để chia sẻ và xã hội cũng có cái nhìn cởi mở hơn với họ.
Cửa hàng của chị ở chợ huyện cũng là nơi nhiều người tìm đến chị để xin tư vấn, giúp đỡ cho người thân của mình. Những lúc ấy, chị cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Chị không chỉ sống tốt cho riêng mình mà còn truyền cảm hứng sống cho những người giống mình, thậm chí là cho những người bình thường nhìn vào để theo gương.
‘Mình không chấp nhận việc bỗng nhiên lại phải chịu số phận như vậy. Mình không chấp nhận việc người ta nhìn những người nhiễm HIV như một thứ gì đó xấu xa'.
" alt="Ám ảnh đứa bé trong căn nhà bố mất vì ma túy, mẹ nhiễm HIV"/>Một báo cáo gần đây của Chính phủ Ấn Độ cho thấy, trong vòng 3 tháng không có đứa trẻ nào trong số 216 ca sinh được ghi nhận ở 132 ngôi làng thuộc khu vực phía bắc nước này là con gái.
Ngoài ra, cũng có 16 ngôi làng trong số đó không có một trẻ sơ sinh gái nào được sinh ra kể từ đầu năm 2019.
Các quan chức ở quận Uttarkashi, Uttarkhand đã đánh dấu đỏ 82 ngôi làng để điều tra.
Tình trạng bỏ thai nhi nữ đã bị cấm ở Ấn Độ từ năm 1994, tuy nhiên việc này vẫn tiếp tục xảy ra ở một số khu vực mà người dân vẫn nặng nề việc trọng nam khinh nữ.
‘Thật là ‘sốc’ khi tỷ lệ bé gái sinh ra ở 132 ngôi làng thuộc khu vực này là 0, bởi vì chúng tôi hiếm khi nghe hoặc nhìn thấy việc loại bỏ thai nhi nữ ở khu vực này’ – ông Gopal Rawat, thành viên hội đồng lập pháp địa phương cho hay.
Ông Ashish Chauhan - thẩm phán của quận này thì khẳng định, nếu bất cứ cha mẹ nào bị phát hiện có hành động phi pháp sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Năm ngoái, cảnh sát đã phát hiện 19 thai nhi nữ bị bỏ gần một bệnh viện ở Maharashtra. Cái chết của một phụ nữ phá thai bất hợp pháp cũng bị điều tra.
Một báo cáo vào năm 2018 khẳng định, theo thống kê có 63 triệu phụ nữ đã ‘biến mất’ khỏi dân số đất nước này.
Bà Kalpana Thakur, một nhân viên xã hội, khẳng định rằng tình trạng không có bé gái nào được sinh ra rõ ràng cho thấy tồn tại việc bỏ các thai nhi nữ. ‘Không có bé gái nào được sinh ra trong vòng 3 tháng ở những ngôi làng này. Đó không thể nào là sự trùng hợp ngẫu nhiên được’ – bà nói.
Dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, cách đây 4 năm, Chính phủ Ấn Độ đã phát động một chiến dịch nhằm cứu giúp và giáo dục các bé gái.
Xã hội gia trưởng của Ấn Độ thường coi trọng con trai, coi chúng là trụ cột gia đình trong tương lai, còn các bé gái thì chỉ tốn cơm gạo của bố mẹ. Trên thực tế, khi kết hôn, bố mẹ các bé gái thường phải trao của hồi môn cho con mình, mặc dù điều này đã bị cấm vào năm 1961.
Một học sinh trung học người Iran 11 tuổi đang học ở Anh đã gây chú ý khi đạt được kết quả đáng kinh ngạc trong bài kiểm tra IQ, vượt cả những thiên tài thế giới.
" alt="Ấn Độ điều tra 132 ngôi làng sinh toàn con trai"/>Có lẽ vì thế mà Hoàng lại chú ý đến tôi nhiều hơn và lân la muốn làm quen. Sau lần gặp đó, Hoàng xin số điện thoại của tôi từ đồng nghiệp, liên tục gọi điện nhắn tin tán tỉnh mặc cho tôi không trả lời.
Nghe mọi người kể, Hoàng thuộc vào hạng thiếu gia, gia đình giàu có, cặp kè với nhiều người. Biết lai lịch của Hoàng nên tôi chẳng dại gì dây dưa vào. Dù sao tôi cũng khá xinh xắn dễ thương, học hành tử tế, không phải đối tượng để những người như Hoàng tán tỉnh chơi bời.
![]() |
Ảnh: B.N |
Nhưng hình như tôi càng lạnh lùng, Hoàng càng cố sức để chinh phục. Hàng ngày, Hoàng cất công gửi hoa đến công ty tôi đều đặn. Anh không ngại đường xa, tìm hiểu lịch làm việc của tôi để có cơ hội đưa đón.
Sau nhiều lần từ chối, tôi nhận lời đi uống cà phê với Hoàng. Tiếp xúc gần gũi, trò chuyện trực tiếp, tôi mới thấy anh khác với những gì tôi nghĩ. Hoàng tỏ ra chững chạc, đứng đắn, tôn trọng phụ nữ và rất ga lăng.
Phải mất một năm quen biết, tôi mới thấy rung động và có cảm tình với Hoàng. Tôi nghĩ Hoàng có ý định nghiêm túc với mình chứ không hẳn là chinh phục để thỏa mãn sự hiếu thắng.
Trong thời gian theo đuổi, Hoàng chưa bao giờ một ngày lễ nào mà không mua quà tặng tôi. Lúc đầu, tôi đều từ chối và trả lại. Sau này, khi đã chính thức yêu nhau, tôi mới dám nhận.
Hoàng tặng tôi toàn những thứ đắt tiền như trang sức, đồng hồ, túi xách, váy áo... hàng hiệu có giá trị lên đến vài chục triệu. Tôi biết rõ giá trị của từng món đồ bởi bao giờ Hoàng cũng bỏ kèm hóa đơn của cửa hàng bán trong hộp quà.
Lần đầu, tôi cứ nghĩ Hoàng quên cất nhưng những lần tiếp theo, quà tặng luôn kèm hóa đơn như thế. Tôi có cảm giác bực bội khi nghĩ Hoàng thật bất lịch sự khi tặng quà kiểu vậy.
Có lần, tôi giận dỗi trả lại, khi Hoàng hỏi lý do thì tôi cũng nói thẳng là có cảm giác không được tôn trọng. Anh cười bảo: “Em quan trọng hóa vấn đề quá, đó là thói quen của anh, em cứ giữ hóa đơn đi có lúc cần sẽ dùng đến mà”. Tôi chẳng hiểu “có lúc cần” theo ý của Hoàng là thời điểm nào nữa. Bởi thế, tôi gắt gỏng: “ Hay là khi nào chia tay, anh muốn em giữ hóa đơn để tiện việc “đòi quà” cho dễ”.
Hoàng tiếp tục trêu: “Không có ai như em, đang yêu đương nồng nàn lại nghĩ đến chuyện chia tay. Ý anh là, ví dụ lúc nào em cần tiền muốn đem quà anh tặng đi bán hoặc cầm đồ thì phải biết giá của nó để khỏi bị lỗ vốn thôi”. Cách trả lời nửa đùa nửa thật của Hoàng khiến tôi không biết đường nào mà lần nữa.
Dù biết Hoàng là dân kinh doanh, tiền bạc rõ ràng sòng phẳng nhưng cách tặng quà như thế không hiểu anh có ẩn ý gì. Tôi nhận quà của anh mà không thấy thoải mái, thậm chí không dám dùng. Cứ nghĩ đến khi xảy ra biến cố, Hoàng đòi lại quà còn có cái mà trả.
Yêu đương trong tâm trạng thấp thỏm như thế khiến cho tôi không cảm thấy hạnh phúc hoàn toàn. Mặc dù, hiện tại, Hoàng đối xử với tôi rất tốt và chúng tôi dự định sẽ làm đám cưới vào mùa thu năm sau.
Cứ đến buổi trưa, anh chồng tôi mang máy hút bụi đi dọn dẹp quanh nhà. Em dâu nằm ngủ trong phòng, anh cũng chẳng e dè, xông thẳng vào.
" alt="Tâm sự của cô gái khi bạn trai tặng quà đắt tiền nhưng luôn kèm theo hóa đơn"/>Tâm sự của cô gái khi bạn trai tặng quà đắt tiền nhưng luôn kèm theo hóa đơn
Là giảng viên một trường đại học ở Hà Nội, có cuộc sống êm ấm bên người chồng yêu thương mình hết mực và đứa con trai kháu khỉnh. Chị Nguyễn Thị Kim Ngân (SN 1984, Hà Đông, Hà Nội) không ngờ số phận nghiệt ngã, mang đến cho chị căn bệnh ung thư quái ác.
Giọng trầm buồn, người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu chia sẻ, mẹ đẻ chị mắc bệnh ung thư vú năm 2012. Cả gia đình nháo nhào, lo lắng cùng bà vượt qua trọng bệnh.
Chứng kiến mẹ gầy mòn, chống chọi với cơn đau, có lúc chị phải trốn ra ngoài khóc thầm vì xót xa. Thế nhưng, điều chị không ngờ đến là một ngày chị mắc chính căn bệnh đó.
![]() |
Chị Kim Ngân khi còn khỏe mạnh. |
3 năm sau, chị Ngân đưa người nhà đi bệnh viện Bạch Mai khám bệnh. Trong lúc chờ kết quả, chị quyết định đi kiểm tra sức khỏe. Bởi trước đó, chị thấy một bên ngực xuất hiện cục u nhỏ như hạt ngô.
Từng tốp người từ phòng xét nghiệm đi ra là những ánh mắt buồn, dáng đi rệu rã nhưng cũng không ít khuôn mặt lộ vẻ vui mừng, hạnh phúc vì thoát bệnh.
Chị Kim Ngân không nằm trong những người may mắn đó. Giây phút vị bác sĩ cầm trên tay tờ xét nghiệm sinh thiết thông báo chị mắc ung thư vú, chị bủn rủn chân tay, đầu óc quay cuồng với bộn bề suy nghĩ: ‘Mình còn sống được bao lâu? Sau này chồng và con trai sẽ sống thế nào khi mình phải đi xa mãi …’.
Bên ngoài phòng khám, mưa bắt đầu rơi khiến lòng chị thêm rối bời. ‘Tôi không khóc mà bình tĩnh nhắn tin cho chồng báo mình mắc bệnh. Chỉ khi về đến nhà, nhìn con trai thiêm thiếp giấc nồng, tôi mới quỵ ngã’.
‘Đi qua những ngày bão, bạn sẽ thấy lòng bình yên lạ’
Ngày sinh nhật, cũng là ngày chị Kim Ngân nhập viện. ‘Sau thủ tục xét nghiệm, siêu âm, chiếu chụp, hội chẩn… Tôi chính thức bước lên bàn mổ. Với chế độ chỉ có một người nhà duy nhất, chồng tôi là người đồng hành cùng tôi trong quãng thời gian khó khăn này'.
Những ngày tiếp theo là chuỗi ngày chị phải truyền hóa chất. Sau 13 ngày, tác dụng phụ của hóa chất khiến chị sốt cao liên tục, nôn thốc nôn tháo, từng mảng tóc rơi rụng dần. Con trai nhìn chị, vòng đôi tay nhỏ bé ôm mẹ thủ thỉ: ‘Mẹ ơi, mẹ có tóc hay không con vẫn yêu mẹ’.
Để không ai phát hiện mình bị rụng tóc, chị cạo trọc đầu rồi đội lớp tóc giả che đi. Khuôn mặt tiều tụy, hốc hác được che đậy bằng lớp phấn son rực rỡ. Nhìn chị tươi tắn, rạng ngời như vậy, không mấy ai nghĩ chị đang mắc bạo bệnh.
![]() |
Do tác dụng phụ của hóa chất, có giai đoạn người phụ nữ này phải đội tóc giả. |
Có những lần, chị vừa rời cổng trường là lao nhanh đến bệnh viện hóa trị với cơ thể rệu rã, sốt hầm hập. Sau đợt xạ trị, chị còn bị bỏng rát ngực.
‘Bạn nghĩ cảnh mùa đông rét căm căm mà tôi phải nằm trong tình trạng ở trần, vì mặc áo là vết bỏng tức máu, đau đớn’, chị Kim Ngân rùng mình nhớ lại.
Những tưởng với sự kiên trì, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tình trạng của chị sẽ ổn hơn. Vậy mà sau đợt tái khám, bác sĩ nghi ngờ các tế bào ung thư của chị đã di căn.
Lúc này, tia hi vọng cuối cùng dường như sụp đổ. ‘Tôi thức trắng đêm, nghĩ về mọi thứ, cố trấn tĩnh, sắp xếp mọi thứ cho chuyến đi xa nhất của cuộc đời’, nữ giảng viên bộc bạch.
Thế nhưng, may mắn sau 3 tháng kiểm tra, bác sĩ vui mừng cho biết chị không hề bị di căn, các tế bào ung thư đã bị đẩy lùi.
‘Cuộc đời tôi cảm giác được sinh ra lần thứ 2. Mặc dù vậy, tôi vẫn tâm sự với con trai về sự mất mát và cái chết. Để nhỡ ngày nào đó, tôi không trụ được nữa, con không thấy bàng hoàng. Vì dù có ổn định, căn bệnh này vẫn có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Tôi từng nghĩ, nếu còn một ngày để sống, tôi sẽ vét hết số tiền trong nhà, đưa toàn thể gia đình đi Đà Lạt, sẽ ôm ấp hôn hít thơm con trai cả ngày! Tôi sẽ ôm mẹ, ôm chồng… cả ngày để nói những lời yêu thương, cảm ơn và dặn dò’, chị Ngân xúc động nói.
Khi đã chuẩn bị sẵn tâm thế, chị bình thản đón nhận, lạc quan hơn, dành thời gian cho gia đình và tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh giống mình.
Chị như bông hoa khoe sắc dưới ánh nắng, cố tỏa hết hương dâng hiến cho đời. Câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường với hơn 700 thành viên là bệnh nhân mắc ung thư vú, trong đó chị là hạt giống, tiếp lửa cho mọi người.
Hành trình chiến đấu với bệnh tật, người phụ nữ này còn là chủ nhiệm dự án Hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú trong cộng đồng - một dự án phi lợi nhuận, cung cấp kiến thức về phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vú cho phụ nữ chưa mắc bệnh.
Tháng ngày ấy, thấu cảm với các hoàn cảnh bệnh nhân xung quanh mình, chị viết:
‘Khi tôi bị ốm, mọi thứ đảo lộn nhưng đại gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ở bên, là chỗ dựa cho tôi. Tôi vững vàng hơn nhờ những điểm tựa đó. Vậy nên, tôi hiểu, ‘Tình người’ là động lực lớn thế nào giúp những bệnh nhân như chúng tôi chiến thắng bệnh tật.
Tôi chứng kiến nhiều cô gái trẻ trung xinh đẹp không may mắc căn bệnh giống mình, đôi khi mới chỉ là u nang buồng trứng nhưng gia đình chồng, người chồng má kề, vai ấp ngay lập tức ruồng bỏ, ly hôn. Họ sợ chi phí điều trị tốn kém, sợ khổ, sợ không có con.
Có những bà mẹ già hơn 70 tuổi mắc bệnh nhưng luôn lủi thủi 1 mình, kể cả những ngày truyền hóa chất. Sáng bà tự chuẩn bị gói xôi. Trưa vừa truyền hóa chất vừa nhai trệu trạo. Hỏi: 'Con bà đâu ạ?' Bà bảo: 'Con bà thành đạt lắm, các cháu bận đi làm'. Hơn một năm vừa truyền vừa xạ. Bà luôn tự đi một mình, tự lo hết ăn uống, sinh hoạt. Ồ, hóa ra thành đạt là được quyền ‘bỏ rơi’ mẹ mình. Họ, chắc chưa được học khái niệm ‘hiếu thảo’ và chưa hiểu tác dụng phụ của hóa chất kinh khủng ra sao?
Bệnh tật luôn là điều không ai mong muốn. Vậy mà những bệnh nhân vào lúc yếu đuối nhất cả về thể chất và tinh thần lại bị ruồng bỏ, hắt hủi thay vì được quan tâm, chăm sóc và yêu thương. Phải chăng tình người quá đắt?
Những bệnh nhân ung thư như chúng tôi, sẽ không thể sống lâu như các bạn. Vì vậy, chúng tôi luôn trân trọng từng ngày được sống. Trân trọng từng nghĩa cử, sự quan tâm, chăm sóc của mọi người. Vậy, người thân của những bệnh nhân tôi kể trên, họ bị sao vậy? Đến giờ câu hỏi vẫn ám ảnh tôi'.
![]() |
Chị Kim Ngân cùng các thành viên câu lạc bộ thăm bệnh nhi ung thư. |
Chị Ngân chia sẻ thêm, điều chị hối tiếc nhất là quãng thời gian tuổi trẻ đã phung phí sức khỏe của mình: 'Thời sinh viên, tôi hay thức khuya, giờ giấc sinh hoạt thiếu khoa học, áp lực cuộc sống khiến bản thân bị stress, không tìm cách giải tỏa. Ít khi quan tâm, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bây giờ nếu được làm lại, tôi sẽ yêu bản thân hơn, ăn uống khoa học, chọn thực phẩm an toàn. Tránh xa căng thẳng, stress, mất ngủ... Tìm hiểu về các nguy cơ từ thực phẩm, nước uống, hoá chất trong môi trường, thuốc tránh thai, hoá mỹ phẩm... để phòng tránh cho bản thân và gia đình'.
Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu, bên nhau suốt mấy chục năm, cùng đi qua bão giông tuổi trẻ. Giờ với ông bà, thứ quý giá chính là khoảnh khắc bình yên và cái nắm tay lúc tuổi già.
" alt="Tâm sự nhói lòng của nữ giảng viên đại học xinh đẹp mắc ung thư"/>Tâm sự nhói lòng của nữ giảng viên đại học xinh đẹp mắc ung thư